Kem chống nắng gồm có những loại nào?
Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng thường chứa những khoáng chất bao gồm titanium dioxide và zinc oxide. Sản phẩm kem chống nắng vật lý có khả năng tạo thành một lớp màng chắn mỏng trên bề mặt da, công dụng của lớp màng chắn này là bảo vệ da của bạn bằng cách phản lại các tia UV được chiếu đến bề mặt da, kết quả là da không bị tiếp xúc trực tiếp với các tia UV này.
Ưu điểm:
- Giúp da tránh được sự tiếp xúc trực tiếp với các tia UVA và UVB
- Ngay sau khi thoa lên bề mặt da kem chống nắng đã hoạt động mà không cần thời gian đợi để thẩm thấu.
- Thời gian tác dụng kéo dài khá lâu ở điều kiện thường, trong môi trường bình thường.
- Không gây kích ứng da, an toàn cho da nhạy cảm vì vậy các nàng có làn da nhạy cảm có thể yên tâm sử dụng.
- Những trường hợp da nhạy cảm, dễ bị ngứa rát khi gặp ánh nắng mặt trời trực tiếp thì sản phẩm kem chống nắng vật lý sẽ giúp làm dịu làn da của bạn ngay lập tức.
Nhược điểm:
- Sản phẩm kem chống nắng vật lý này dễ bị trôi đi khi tiếp xúc với nước.
- Những người tiết mồ hôi nhiều thì chắc hẳn không phù hợp với loại kem chống nắng này vì độ bám trên da kém.
- Kem chống nắng dạng vật lý thường có màu trắng và không đều màu với những làn da ngăm đen dẫn đến da bị lên tông không đều nhìn không được đẹp lắm khi sử dụng.
- Nhiều sản phẩm khi thoa lên da hình thành một lớp quá dày khiến da bị bí, lỗ chân lông không được thông thoáng.
- Những người dùng có làn da đổ dầu khi sử dụng dạng sản phẩm này dễ bị sạm da.
Kem chống nắng hóa học
Khác với kem chống nắng vật lý, kem hóa học không khiến các tia UV độc hại quay đầu đi mà chúng sẽ hấp thu những tia đó luôn. Kem chống nắng dạng hóa học thường có chứa các thành phần hữu cơ như: avobenzone, octisalate, octinoxate và oxybenzon, chúng có nhiệm vụ đặc biệt là hấp thu các tia UV gây hại khi chiếu trực tiếp vào làn da của chúng ta, cùng lúc đó chúng sẽ được chuyển đổi thành nhiệt lượng và giải phóng ra khỏi da. Quá trình này gọi là quá trình hấp thụ hóa học.
Ưu điểm:
- Kem có ưu điểm mỏng nhẹ, khi bạn thoa lên da chúng sẽ hấp thụ vào ngay.
- Có thể sử dụng kem chống nắng hóa học và các sản phẩm hay các tinh chất dưỡng da khác một cách đồng thời.
- Không có trường hợp làm lệch tông da như kem chống nắng vật lý.
Nhược điểm:
- Đôi khi sử dụng có hình thành các đốm màu nâu trên bề mặt da.
- Loại kem chống nắng này cần thời gian ngấm vào da nên phải thoa lên trên da trước 20 phút trước khi bước ra môi trường nắng.
- Với những trường hợp người sử dụng có làn da nhạy cảm thì sản phẩm kem chống nắng hóa học sẽ dễ gây kích ứng cho da đặc biệt là vùng mặt vì vùng da này có chỉ số SPF cao. SPF là gì chúng mình sẽ cùng tìm hiểu ở ngay phần dưới nhé.
- Kem không bền và cứ mỗi 2 tiếng bạn lại phải thoa lại một lớp khác để đảm bảo việc sử dụng được hiệu quả nhất.
- Những làn da dễ bị kích ứng thì cũng không nên sử dụng loại kem chống nắng này vì trong quá trình chuyển đổi các tia sẽ hình thành nhiệt khiến da bị ửng đỏ và nóng rát.
Chính vì mỗi loại kem chống nắng lại có ưu và nhược điểm riêng nên bạn phải cân nhắc trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân. Đôi khi bạn cần có cả 2 dòng sản phẩm để sử dụng hiệu quả tùy vào từng trường hợp khác nhau.
Chỉ số SPF và PA trên kem chống nắng có nghĩa là gì?
Chỉ số SPF là gì?
Chỉ số SPF – viết tắt của sun protection factor là định mức đo lường khả năng chống lại tác hại của tia UV của kem chống nắng. Định mức này được tính bằng số giờ và tỷ lệ phần trăm khi sử dụng kem chống nắng trên da. Chỉ số SPF trong kem chống nắng thông thường thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức được Quốc tế quy định thì 1 SPF có khả năng bảo vệ làn da của bạn và hạn chế những tác hại trực tiếp của tia UV trong khoảng 10 phút. Cụ thể, có thể suy ra là:
- Kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ có tác dụng bảo vệ da bạn trong vòng 150 phút.
- Kem chống nắng có chỉ số SPF là 50 sẽ có tác dụng bảo vệ da bạn trong vòng 500 phút.
Chỉ số SPS có ý nghĩa như sau:
- Theo thời gian: Lấy chỉ số SPF nhân 10 ta sẽ tính được thời gian kem chống nắng có thể bảo vệ da chống tác hại của tia UVB tính bằng phút. Ví dụ, kem chống nắng có chỉ số SPF là 30 thì thời gian bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB sẽ là 300 phút.
- Theo phần trăm: Nếu trong điều kiện hoàn hảo thì kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ có khả năng chặn được khoảng 93,4% tác hại từ tia UV, chỉ số SPF 30 là khoảng 96,7%, SPF 50 là khoảng 98%. Lưu ý, tỷ lệ này chỉ mang tính chất tương đối trong một thời gian nhất định.
Chỉ số PA là gì?
PA – viết tắt của protection grade of UV, là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố.
Cách đọc chỉ số PA trên kem chống nắng: Thông thường trên bao bì của hộp kem chống nắng thì chỉ số PA được thể hiện kèm theo các dấu “+”, được hiểu như sau:
- PA+ có khả năng chống tia UVA ở mức từ 40-50%.
- PA++ có khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 60-70%.
- PA+++ có khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%.
- PA++++ Có khả năng chống tia UVA rất tốt, trên 95%.
Ý kiến bạn đọc (0)